Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký

 

 Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008

Go down 
Tác giảThông điệp
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:20 am

Tuyển thẳng vào ĐH Sư phạm TP.HCM
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa thông báo về những đối tượng được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008.

Theo đó, đối tượng tuyển thẳng của trường gồm: thí sinh (TS) đã trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM các năm trước nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự được trường ra quyết định bảo lưu, nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ có đơn xin nhập học lại; TS đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Ủy ban TDTT (nay là Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: giải vô địch thế giới, cúp thế giới, thế vận hội Olympic, đại hội thể thao châu Á, giải vô địch châu Á, cúp châu Á, giải vô địch Đông Nam Á, đại hội thể thao Đông Nam Á, cúp Đông Nam Á.

Đối tượng ưu tiên xét tuyển gồm: các TS đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2008, sau khi tham dự kỳ thi chung ĐH-CĐ năm 2008, nếu đạt điểm sàn trở lên (không có môn nào bị điểm 0), sẽ được tuyển vào các ngành tương ứng của các môn đoạt giải; TS đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm, và TS được Ủy ban TDTT quyết định phong cấp kiện tướng quốc gia đã dự thi đủ các môn văn hóa theo đề chung của Bộ GD-ĐT năm 2008, không có môn nào bị điểm 0 được xét tuyển vào ngành giáo dục thể chất.

Hồ sơ xét tuyển theo qui định của Bộ GD-ĐT, nộp về phòng đào tạo của trường trước ngày dự thi.
Tuyển thẳng vào Trường ĐH Ngoại thương
Trường ĐH Ngoại thương vừa thông báo đối tượng được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008. Chỉ tiêu tuyển thẳng tối đa 20% chỉ tiêu mỗi mã ngành đăng ký dự thi. Theo đó, đối tượng tuyển thẳng được thực hiện theo qui chế của Bộ GD-ĐT.
Riêng đối tượng ưu tiên xét tuyển vào ĐH gồm: thí sinh (TS) đoạt giải nhất, nhì trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2007 và 2008 (tốt nghiệp THPT năm 2008) các môn toán, lý, hóa, tin học, văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Nhật (sau khi thi tuyển sinh ĐH theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, có kết quả thi từ điểm sàn do Bộ GD-ĐT qui định trở lên và không có môn nào bị điểm 0 được tuyển thẳng vào ngành đăng ký xét tuyển).

Những thí sinh đoạt giải ba các môn trên, có kết quả thi cao hơn 3 điểm so với mức điểm sàn do Bộ GD-ĐT qui định cho từng khối thi và không có môn nào bị điểm 0 được tuyển thẳng vào ngành đăng ký xét tuyển.

Đối tượng ưu tiên xét tuyển vào CĐ gồm: TS đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn trên, sau khi thi tuyển sinh ĐH theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên và không có môn nào bị điểm 0 được tuyển thẳng vào ngành đăng ký xét tuyển.

TS đăng ký tuyển thẳng nộp hồ sơ cho các sở GD-ĐT trước ngày 18-6-2008. TS đăng ký ưu tiên xét tuyển nộp hồ sơ ưu tiên xét tuyển cùng hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 10-3 đến 10-4 hoặc nộp trực tiếp tại trường từ 11-4 đến 17-4-2008.
Chưa có CMND, có được dự thi ĐH, CĐ?
Dự thi ngành đạo diễn của Trường CĐ Sân khấu - điện ảnh TP.HCM như thế nào? Ưu tiên cho bộ đội xuất ngũ? Đăng ký dự thi vào ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Sài Gòn?... là những thắc mắc tuyển sinh 2008 mà thí sinh gửi về Tuổi Trẻ Online


* Hiện em chưa có giấy chứng minh nhân dân (CMND), vậy em có được dự thi ĐH không? (Ngọc Hân, ghostlovely2310@...)

- Theo qui chế, khi vào phòng thi ngoài giấy báo dự thi, thí sinh cần phải mang theo giấy CMND, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước).

Trường hợp mất hoặc chưa có giấy CMND vẫn được dự thi ĐH, CĐ; nhiều trường vẫn chấp nhận giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh kèm mộc đỏ chứng thực (như học bạ, thẻ học sinh... hoặc làm giấy chứng nhận có xác nhận của xã, phường (kèm ảnh) đều hợp lệ) để thay cho giấy CMND khi thí sinh vào phòng thi.

Tuy nhiên, trường hợp mất, hỏng hoặc chưa có giấy CMND, tốt nhất bạn nên đến công an địa phương nơi bạn có hộ khẩu thường trú để xin cấp lại. Vì thời gian cấp lại tối đa hai tuần, mà thời gian thi ĐH còn gần bốn tháng nữa. Đó là biện pháp tốt nhất để không ảnh hưởng đến việc dự thi và làm theo đúng qui định chung.

* Em là thí sinh tự do. Em muốn thi tại TP.HCM, vậy hồ sơ đăng ký dự thi em ghi ở mục 13 (mã đăng ký dự thi) là S1 hay S2, hay là cả S1-S2? (Trung Hiền, trunghien89@...)

- Theo qui định, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tại tỉnh, thành phố mà mình không có hộ khẩu thường trú thì ghi mã đơn vị ĐKDT theo diện vãng lai được qui định cho các tỉnh, thành phố và nộp trực tiếp tại sở GD-ĐT nơi đó. Riêng thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT nơi mình có hộ khẩu thường trú thì ghi mã đơn vị ĐKDT theo qui định của sở GD-ĐT sở tại.

Như vậy, bạn nộp hồ sơ ĐKDT tại Sở GD-ĐT TP.HCM (47 Lý Tự Trọng, quận 1) sẽ ghi mã vãng lai là S1 hoặc S2. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT tại sở GD-ĐT, từ ngày 11-4 bạn nộp tại trường dự thi thì ghi mã ĐKDT là 99; nộp tại văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT (số 3 Công Trường Quốc Tế, quận 3, TP.HCM) thì ghi mã 98.

Muốn dự thi tại TP.HCM, tại mục 14, bạn để trống, làm đúng như vậy thì bạn sẽ được dự thi tại TP.HCM.

Bạn cũng lưu ý, khi nộp hồ sơ thì trên hồ sơ phải có đóng dấu giáp lai. Do đó, nếu bạn đã đăng ký tạm trú dài hạn (diện KT3) tại TP.HCM thì bạn được chứng nhận hồ sơ ĐKDT tại công an phường nơi bạn tạm trú dài hạn, không phải về quê chứng nhận.

Nếu bạn chưa có KT3, hồ sơ của bạn phải được chứng nhận tại công an xã, phường nơi bạn có hộ khẩu thường trú. Nếu không về quê được, bạn có thể gửi hồ sơ (sau khi điền đầy đủ) nhờ người thân đi chứng nhận giúp và gửi vào TP.HCM để bạn nộp.

* Tôi muốn thi vào Trường CĐ Sân khấu - điện ảnh TP.HCM ngành đạo diễn. Năm nay trường có tổ chức thi không? Nếu có thì thi những gì? (pupu_love_kassy@...)

- Trường CĐ Sân khấu - điện ảnh TP.HCM tuyển sinh từ Thừa Thiên - Huế trở vào và tổ chức thi tuyển riêng, môn năng khiếu hệ số 2. Thí sinh phải tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT hoặc trung cấp mới đủ điều kiện dự thi.

Ngành đạo diễn sân khấu (mã ngành 03, khối S, chỉ tiêu 15) thi năng khiếu là tiểu phẩm tự chọn không quá 6 phút, văn, phân tích tác phẩm sân khấu. Bạn nên đến trực tiếp phòng đào tạo trường (125 Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM; ĐT: 08. 8393658) để biết thông tin chi tiết.

* Em dự thi khối A ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Hoa Sen, em phải điền đầy đủ các thông tin vào mục 2 phải không? Em cũng có nguyện vọng học hệ CĐ của trường thì mục 3 phải điền như thế nào? Học phí của trường bao nhiêu?

Nếu không đậu nguyện vọng 1 nhưng có số điểm trên mức điểm sàn thì em có được xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ ĐH của Trường ĐH tư thục Quốc tế Sài Gòn không? Nếu dự thi hệ CĐ của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn ngành quản trị kinh doanh thì em vẫn phải điền vào phiếu đăng ký dự thi chung hay phiếu đăng ký dự tuyển riêng của trường? (trinhmach@...)

- Trường ĐH Hoa Sen là trường có tổ chức thi, do đó có nguyện vọng 1 vào trường này bạn phải ghi đầy đủ tại mục 2, không ghi gì vào mục 3. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1, bạn sẽ xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ CĐ với điều kiện cùng khối thi, có điểm từ điểm sàn trở lên. Học phí Trường ĐH Hoa Sen trên 16 triệu đồng/năm.

Trường ĐH tư thục Quốc tế Sài Gòn không tổ chức thi mà xét tuyển những thí sinh đạt điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008 các khối A, C, D1 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT vào các trường ĐH trong cả nước. Do đó, khi không trúng tuyển nguyện vọng 1 Trường ĐH Hoa Sen, bạn vẫn có thể xét tuyển nguyện vọng 2 vào Trường ĐH tư thục Quốc tế Sài Gòn. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 2 thì sẽ xét tuyển nguyện vọng 3 vào hệ CĐ.

Thí sinh tham gia xét tuyển sẽ ghi nguyện vọng trên giấy chứng nhận kết quả thi số 1 (nguyện vọng 2) và giấy chứng nhận kết quả thi số 2 (nguyện vọng 3). Để được cấp hai giấy này, điểm thi của bạn phải từ điểm sàn trở lên.

* Tôi nghe nói về quyết định thành lập Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM nhưng không biết trường này ở đâu, đào tạo như thế nào? Được biết bộ đội xuất ngũ chưa quá 18 tháng được cộng 2 điểm, nhưng tôi không biết thuộc đối tượng ưu tiên mấy? Điểm cộng thêm được áp dụng cho tất cả các trường mà mình nộp hồ sơ tuyển sinh phải không? (Tuấn Anh, lucky_lucke2008@...)

- Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM (mã trường KTC) tuyển sinh trong cả nước nhưng trường không tổ chức thi mà lấy kết quả thi ĐH năm 2008 của những thí sinh đã thi khối A, D1 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT vào các trường ĐH trong cả nước để xét tuyển. Trường có trụ sở tại 214 Pasteur, quận 3, TP.HCM; ĐT: 08. 8272788.

Trường có 300 chỉ tiêu hệ ĐH các ngành quản trị kinh doanh (mã ngành 401, khối A-D1); kế toán (402, A-D1); tài chính ngân hàng (403, A-D1); công nghệ thông tin (101, A). Hệ CĐ có 200 chỉ tiêu ngành quản trị kinh doanh (C65, A-D1); kế toán (C66, A-D1); mạng máy tính và truyền thông (C67, A).

Theo qui chế, quân nhân, công an nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đã xuất ngũ có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên thuộc đối tượng 03, được hưởng 2 điểm ưu tiên đối tượng.

Còn quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 18 tháng không ở khu vực 1 thuộc đối tượng 05, được hưởng 1 điểm ưu tiên đối tượng.

Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên đối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành dự thi là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi. Thí sinh được hưởng ưu tiên tại bất cứ trường nào khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:20 am

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2008: Những ngành học mới
Mùa tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm nay sẽ có thêm nhiều ngành học mới để các bạn thí sinh chọn lựa...

Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) lần đầu tiên tuyển sinh khối A cho chuyên ngành mới đô thị học (thuộc bộ môn đô thị học). Bắt đầu tuyển sinh năm nay dự kiến với 70 chỉ tiêu, thi đầu vào hai khối là A và D1.

Theo phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (trưởng bộ môn đô thị học), đây là ngành học lần đầu tiên có ở Việt Nam, SV học ngành này sẽ được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết, kết hợp gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Trong quá trình học, SV sẽ được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển đô thị như quản lý đô thị, quản lý và đánh giá dự án, qui hoạch kinh tế - xã hội đô thị...
Cử nhân đô thị học sẽ tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và có thể làm việc trong các cơ quan công quyền ở các cấp khác nhau, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân; các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức phát triển quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương.

Trường ĐH Y dược TP.HCM thêm ngành mới: bác sĩ y học dự phòng (thuộc khoa y tế công cộng) dự kiến chỉ tiêu cho năm đầu tiên là 50 SV. Thời gian đào tạo sáu năm.

GS Trương Phi Hùng, trưởng khoa y tế công cộng, cho biết ngành học này trang bị cho SV y đức cũng như những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và y học cơ sở một cách vững chắc, rèn luyện các kỹ năng thực hành cơ bản về y học dự phòng để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức, giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản của y tế dự phòng và sức khỏe cộng đồng... SV tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng có thể đảm nhiệm công việc tại các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm y tế dự phòng, sở y tế hoặc các trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác có liên quan đến y tế công cộng và y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương.

ĐH Sư phạm TP.HCM mở thêm hai ngành mới là cử nhân ngoại ngữ tiếng Nhật và sư phạm quản lý quản lý giáo dục.

Thạc sĩ Tạ Quang Lâm - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết ngành cử nhân ngoại ngữ tiếng Nhật cung cấp cho SV những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa, văn học Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hành chính, các viện nghiên cứu, nhà xuất bản, các doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện, các công ty liên doanh Việt Nam - Nhật Bản, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như: hướng dẫn viên du lịch, bảo tàng…

Tuyển sinh các khối D1 (toán - văn - tiếng Anh), D4 (toán - văn - tiếng Trung Quốc), D6 (toán - văn - tiếng Nhật) với 60 chỉ tiêu. Thời gian đào tạo bốn năm đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông, 1,5 năm đối với người tốt nghiệp cao đẳng tiếng Nhật.

Ngành sư phạm quản lý quản lý giáo dục: Đối tượng tuyển sinh: học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Môn thi: thí sinh tốt nghiệp THPT có thể đăng ký thi một trong ba khối: A, C, D1; thí sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng thi môn tâm lý học đại cương và giáo dục học đại cương do Trường ĐHSP TP.HCM tổ chức. Thời gian đào tạo: bốn năm đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông; hai năm đối với người tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu.

ĐH Kinh tế TP.HCM mở bốn chuyên ngành mới là thống kê kinh doanh, toán tài chính (thuộc khoa toán thống kê), kinh tế bất động sản (khoa kinh tế phát triển) và chứng khoán (khoa tài chính ngân hàng).

Thống kê kinh doanh: thạc sĩ Bùi Phúc Trung - trưởng khoa toán - thống kê, cho biết ngành học này nhằm đào tạo cử nhân kinh tế ngành hệ thống thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, kinh doanh và tiếp thị, có kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thống kê và kỹ năng phân tích dữ liệu.

SV tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức và công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu nội bộ; các tổ chức có nhu cầu nghiên cứu và phân tích dữ liệu; thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn kinh doanh và tiếp thị; tham gia huấn luyện, đào tạo thống kê tại các doanh nghiệp và giảng dạy thống kê tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng và đại học.

Toán tài chính (thuộc khoa toán - thống kê): đào tạo cử nhân kinh tế ngành hệ thống thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về toán ứng dụng, thống kê, tin học.

Cử nhân kinh tế ngành toán tài chính có khả năng nghiên cứu, phân tích và tư vấn đầu tư tài chính trên cơ sở ứng dụng các phương pháp toán học, xử lý dữ liệu và kỹ thuật tính toán hiện đại. Sinh viên được trang bị các kiến thức về tài chính hiện đại như phân tích định giá tài sản tài chính, chứng khoán phái sinh, phân tích rủi ro, quản lý danh mục đầu tư và dự báo tài chính.

SV tốt nghiệp có thể làm việc trong các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các quĩ đầu tư, các trường đại học và các cơ quan nhà nước.

Kinh tế bất động sản (thuộc khoa kinh tế phát triển): Cung cấp kiến thức tổng quan về bất động sản và thị trường bất động sản; nguyên tắc và các phương pháp thẩm định giá bất động sản; phân tích các yếu tố tác động đến sự vận động của giá cả bất động sản trên thị trường…

Chứng khoán (thuộc khoa tài chính - ngân hàng): Mục đích của chuyên ngành là đào tạo ra các cử nhân chuyên về lĩnh vực chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành, và không đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành. SV trúng tuyển vào trường, sau thời gian học đại cương là 1,5 năm sẽ xét tuyển vào từng ngành theo nguyện vọng.

Trường CĐ Kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ mở hai chuyên ngành mới là quản lý đất đai, công nghệ thực phẩm (cao đẳng hệ chính qui). Dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu cho mỗi ngành, và tuyển đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:21 am

11 điểm thí sinh cần lưu ý
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới là năm thứ ba Bộ GD-ĐT chuyển đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm ở một số môn thi. Đề thi ra sao? Thí sinh cần lưu ý những gì? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn An Ninh - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT - cho biết:
- Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay vẫn giữ ổn định như năm 2007. Đề thi có hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh và phần riêng cho thí sinh chương trình phân ban thí điểm hoặc thí sinh chương trình không phân ban. Điểm mới là sẽ qui định rõ: đối với thí sinh làm cả hai phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm qui, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.

Đối với kỳ thi tuyển sinh CĐ đợt 3, thi chung các đề thi tự luận và trắc nghiệm do Bộ GD-ĐT ra (trừ các môn năng khiếu do các trường tự ra đề).

Tránh đoán "tủ”, học "tủ”

* Để không lặp lại sai sót của thí sinh khi làm bài thi phần riêng, đề thi năm nay có bổ sung phần hướng dẫn kỹ hơn cho thí sinh không, thưa ông?

- Các trường cần có trách nhiệm hướng dẫn sớm và kỹ hơn cho thí sinh để tránh vấp phải sai sót như một bộ phận thí sinh ở các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh trước.

* Xin ông cho biết những điểm thí sinh cần lưu ý khi làm bài thi các môn trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay?

- Những điểm thí sinh cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm đã được Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục gửi bằng văn bản tới các địa phương và in trong các cuốn sách mà cục liên kết xuất bản, chủ yếu vẫn như hai năm vừa qua, cụ thể là:

1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán "tủ”, học "tủ”.

2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.

3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang "tài liệu trợ giúp" vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.

4. Trước giờ thi, nên ôn lại toàn bộ qui trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy marathon.

5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.

6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN). Bằng cách đó, thí sinh có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm.

7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; thí sinh phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn phương án trả lời đúng.

8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).

9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt lướt qua khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại giải quyết những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý: trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba nếu còn thời gian.

10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.

11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời).

* Nếu thí sinh quên ghi mã đề thi vào phiếu TLTN thì bài thi có được chấm không? Những bài thi bị máy chấm loại vì một lý do nào đó (giấy bị nhàu, thí sinh dùng tẩy xóa để thay đổi phương án lựa chọn nhưng không sạch chì...) sẽ xử lý theo hướng nào?

- Nói chung thí sinh phải làm đúng như qui định, qui định về kỹ thuật ghi thông tin và tô trên phiếu TLTN không khó, thí sinh không quá kém có thể làm tốt. Hơn nữa, khi phát phiếu TLTN cho thí sinh, giám thị có thời gian hướng dẫn thí sinh trong việc ghi thông tin và tô trên phiếu TLTN.

* Đề thi trắc nghiệm có những câu hỏi đòi hỏi thí sinh phát huy tính sáng tạo không? Những câu hỏi mang tính phân hóa, phát huy khả năng sáng tạo của thí sinh sẽ có tỉ lệ điểm là bao nhiêu so với tổng điểm của cả bài thi?

- Đương nhiên một yêu cầu quan trọng đối với đề thi là phải đảm bảo phân loại được trình độ học lực của thí sinh, do đó đề thi trắc nghiệm phải có những câu hỏi đòi hỏi thí sinh phát huy tính sáng tạo và năng lực tư duy. Về chi tiết, tỉ lệ điểm cho những câu hỏi này là bao nhiêu sẽ do hội đồng ra đề thi quyết định.

* Nếu thí sinh không thỏa mãn kết quả chấm thi môn trắc nghiệm thì việc chấm phúc khảo sẽ được tiến hành thế nào?

- Việc chấm phúc khảo trắc nghiệm sẽ được thực hiện như chấm chính thức, đảm bảo nghiêm túc và được giám sát chặt chẽ, liên tục.

Đề án đổi mới thi và tuyển sinh

* Để chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia vào năm 2009 theo đề án đổi mới thi và tuyển sinh, việc chuẩn bị cho ngân hàng đề thi được tiến hành thế nào, thưa ông?

- Từ mấy năm qua, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để ra đề thi cho các kỳ thi được Bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm. Đề thi trắc nghiệm của các kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2006 được ra theo qui trình như các nước khác áp dụng phương pháp trắc nghiệm.

Đối với mô hình kỳ thi THPT quốc gia, trong đề án đổi mới thi và tuyển sinh đã nêu ra yêu cầu: đề thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đáp ứng vừa đánh giá tốt nghiệp (đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng), vừa có khả năng phân hóa cao, nhằm tuyển chọn được thí sinh có năng lực thích hợp vào học trường ĐH, CĐ, TC.

* Đề án đổi mới thi và tuyển sinh đã dự thảo 17 lần qua các góp ý bổ sung. Theo ông, để đạt hai mục đích công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ trong kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh nên thi bao nhiêu môn là hợp lý? Những môn thi nào theo hình thức trắc nghiệm?

- Kỳ thi THPT quốc gia sẽ tổ chức thi nhiều môn trong số các môn học ở cấp THPT để thí sinh lựa chọn theo mục đích riêng. Trước mắt trong một số năm đầu, tổ chức thi tám môn gồm: ngữ văn, ngoại ngữ, toán, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý. Sau này có thể thêm các môn khác như tin học, giáo dục công dân… thuộc chương trình THPT. Các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia được thi bằng hình thức trắc nghiệm, trừ môn ngữ văn kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Trong một số năm đầu, những thí sinh không được học môn ngoại ngữ (hoặc học môn ngoại ngữ không đủ thời gian qui định) được thi môn khác thay thế môn ngoại ngữ (chỉ để xét tốt nghiệp).

Để được công nhận tốt nghiệp THPT (ngoài các điều kiện về học lực và hạnh kiểm theo qui chế qui định), số lượng môn thi hợp lý nhất mà thí sinh phải thi là sáu môn, bao gồm: ba môn công cụ chung bắt buộc đối với tất cả thí sinh là ngữ văn, toán và ngoại ngữ; ba môn khác do mỗi thí sinh tự quyết định trong số các môn còn lại của kỳ thi. Trong một số năm đầu, những thí sinh không được học môn ngoại ngữ (hoặc học môn ngoại ngữ không đủ thời gian qui định) được thi môn khác thay thế môn ngoại ngữ. Thí sinh có thể lựa chọn môn thi để đồng thời thỏa mãn yêu cầu xét tuyển đối với ngành mà thí sinh dự định vào học ĐH, CĐ hay TC.
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:22 am

Những lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi
Tại buổi làm việc với Tuổi Trẻ về công tác chuẩn bị cho Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2008 (do Bộ GD-ĐT và báo Tuổi Trẻ tổ chức) vừa qua, Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long nhất trí: hằng tuần từ nay đến tháng 7-2008, các thành viên ban chỉ đạo thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT thông qua báo Tuổi Trẻ sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và chi tiết về tuyển sinh.
Mở đầu cho chuyên mục mới này, PGS.TS NGÔ KIM KHÔI - phó vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH (Bộ GD-ĐT), phó ban chỉ đạo thi và tuyển sinh Bộ GD-ĐT - sẽ giải đáp những thắc mắc của các thí sinh (TS) về kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2008 như khi nào phát hành hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), nộp hồ sơ khi nào, ghi sai hồ sơ làm sao sửa...

* Thưa ông, hồ sơ ĐKDT sẽ được phát hành khi nào? TS mua hồ sơ tại đâu?

- Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở phải phát hành rộng rãi hồ sơ ĐKDT trước ngày 10-3.

TS có thể mua hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại bộ phận tuyển sinh của các sở GD-ĐT hoặc bất cứ đâu. Mẫu hồ sơ do bộ qui định và các địa phương ấn hành. TS có thể sử dụng hồ sơ ĐKDT của bất cứ địa phương nào phát hành để nộp đều được.

* Thưa ông, hồ sơ như thế nào là hợp lệ? Trong trường hợp TS khai sai một tờ phiếu có thể photocopy một tờ khác thay thế hay phải mua lại cả bộ hồ sơ ĐKDT?
Một bộ hồ sơ gồm: một túi hồ sơ và hai phiếu số 1, số 2; ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của TS ở mặt sau; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có); ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của TS.

Khi nộp hồ sơ ĐKDT, TS cần lưu ý khai chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa. Các thông tin trên hai tờ phiếu số 1 và số 2 phải khớp nhau. Nếu có viết sai một tờ phiếu ĐKDT, TS không cần phải mua lại toàn bộ hồ sơ mà có thể photocopy hoặc in tại cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (http://ts.edu.net.vn/) đều được chấp nhận. Khi nộp, hồ sơ phải có xác nhận đầy đủ, hợp lệ của cấp có thẩm quyền theo qui định của qui chế tuyển sinh.

Riêng đối với TS thuộc diện chính sách như con thương binh, liệt sĩ... phải photocopy giấy chứng nhận ưu tiên để nộp kèm hồ sơ. Đối với TS có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của các trường ĐH phải photocopy mặt trước của phiếu số 1.

* Ông có những lưu ý gì trước khi TS nộp hồ sơ ĐKDT?

- Trước khi đặt bút khai hồ sơ ĐKDT, TS cần căn cứ vào điều kiện năng lực của bản thân, căn cứ vào trình độ học lực của mình, căn cứ vào lời khuyên của gia đình, thầy cô và xem lại sở trường của mình cũng như điều kiện kinh tế gia đình, đầu ra sau khi tốt nghiệp rồi mới thận trọng khai hồ sơ. Điều này nhằm đảm bảo giúp TS không cần nộp nhiều hồ sơ ĐKDT, tiết kiệm những chi phí không cần thiết.

* Nếu khi đã hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT mà TS mới phát hiện các thông tin khai trong hồ sơ dự thi có sai sót thì TS có được nộp hồ sơ khác thay thế cho hồ sơ đã nộp?

- Do hết thời hạn thu nhận hồ sơ nên TS sẽ không được nộp thay thế bằng bộ khác. Nếu TS phát hiện sai sót, những thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì có quyền được chỉnh sửa.

Tuy nhiên, các TS cần lưu ý chỉ có một cơ hội duy nhất để chỉnh sửa: đó là ngày đầu tiên của mỗi đợt thi dành để làm thủ tục trước khi bước vào dự thi chính thức. TS cần có mặt tại địa điểm ghi trong giấy báo thi vào ngày 3-7 đối với đợt 1, ngày 8-7 đối với đợt 2 và ngày 14-7 đối với đợt 3 để thông báo với hội đồng tuyển sinh của trường làm thủ tục chỉnh sửa những sai sót, thông tin chưa chính xác, bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường sửa lại trên hồ sơ gốc, cập nhật ngay vào máy tính và đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2 thì mới có giá trị pháp lý.

* Thưa ông, TS khi vào phòng thi được sử dụng máy tính cầm tay nào? Có được dùng bảng tuần hoàn Mendeleev và Atlat địa lý không?

- Trước mỗi kỳ thi, Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đều có văn bản hướng dẫn các sở GD-ĐT, các trường và TS biết được máy tính cầm tay nào được phép sử dụng.

Các máy tính cầm tay thông dụng được mang vào phòng thi gồm: đối với nhãn hiệu Casio có các loại: Casio fx95, fx220, fx500A, fx500MS, fx570MS, fx570ES; đối với nhãn hiệu Sharp có các loại: Sharp EL124A, EL250S, EL506W, EL509W; đối với máy tính hiệu Canon có các loại: Canon FC45S, LS153TS, F710, F720. Ngoài ra, TS có thể sử dụng các máy tính cầm tay khác có tính năng tương đương các loại máy kể trên.

Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, TS không được mang vào khu vực thi và phòng thi bảng tuần hoàn Mendeleev, Atlat địa lý VN (ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thì được phép sử dụng).
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:23 am

Nhiều cơ hội vào trung cấp chuyên nghiệp
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có khoảng 300 trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Với gần 202.000 chỉ tiêu TCCN năm 2008, thí sinh (TS) sẽ có nhiều hơn cơ hội được tuyển vào các trường TCCN, nhất là đối tượng HS chưa tốt nghiệp THPT.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông HOÀNG NGỌC VINH (ảnh) - vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT - cho biết:

- Năm nay qui mô đào tạo TCCN được mở rộng hơn, tạo điều kiện cung cấp nhân lực có trình độ TCCN vốn đang rất thiếu cho thị trường lao động. Cơ chế liên thông, cùng với sự đầu tư hơn cho chất lượng ở một số trường TCCN đang là những ưu điểm tạo sức hút cho TS. Năm nay, các trường TCCN cũng được áp dụng phương thức tuyển sinh linh hoạt, mềm dẻo hơn. Hiệu trưởng các trường TCCN được quyền lựa chọn hình thức tuyển sinh phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường (xét tuyển hoặc thi tuyển). Nhưng Bộ GD-ĐT khuyến khích áp dụng hình thức xét tuyển.

* Với việc thắt chặt kỷ cương kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay dự báo số HS trượt tốt nghiệp vẫn còn nhiều. Vậy Bộ GD-ĐT có hướng chỉ đạo như thế nào để tạo điều kiện cho những HS trượt tốt nghiệp THPT được vào học ở các trường TCCN?

- Chúng tôi đề nghị các trường TCCN lưu ý tiếp tục tuyển đối tượng HS trượt tốt nghiệp THPT vào học theo hệ sau THCS. Chương trình học cụ thể cho đối tượng này sẽ do các trường chủ động. Những môn văn hóa HS đã hoàn thành thì miễn cho các em không phải học lại. Như vậy so với HS tốt nghiệp THCS tuyển vào trường, đối tượng đã học THPT nhưng chưa tốt nghiệp có thể sẽ được rút ngắn thời lượng, số môn học, tùy vào tình hình thực tế.
* Nhưng thực tế mùa tuyển sinh trước, nhiều trường TCCN không mặn mà với việc tuyển sinh đối tượng trượt tốt nghiệp THPT. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

- Đúng là có chuyện như thế. Để giải quyết vấn đề này, các địa phương cũng phải có chính sách hỗ trợ các trường TCCN đào tạo nhân lực cho địa phương mình. Vì vấn đề HS trượt tốt nghiệp là vấn đề của cả xã hội, trong đó các địa phương phải cùng với ngành giáo dục chia sẻ trách nhiệm để mở cho những đối tượng HS trên một cơ hội có nghề nghiệp ổn định.

* Công tác phân luồng HS từ bậc THCS nhiều năm qua vẫn không được cải thiện, việc tuyển sinh của nhiều trường TCCN gặp khó khăn. Theo ông, vướng mắc là ở đâu?

- Năm 2007, nguồn tuyển vào các trường TCCN dồi dào, số TS trúng tuyển chiếm phân nửa số TS dự tuyển. Điều này cho thấy nhu cầu khách quan của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực có trình độ TCCN. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều trường chưa coi trọng việc quảng bá hình ảnh của mình, công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS ở các địa phương còn yếu. Tâm lý thích học ĐH ở một phần đông người dân cũng cản trở việc thu hút HS vào các trường TCCN. Chúng tôi đang xây dựng một đề án tăng cường năng lực cho trường TCCN, trong đó đề xuất việc phân cấp mạnh hơn cho các địa phương.
Có như vậy việc phân luồng sau THCS mới được cải thiện và thu hút được đối tượng HS sau THCS vào các trường nghề, trường TCCN. Nhà nước sẽ chỉ hỗ trợ một số địa phương, một số ngành mũi nhọn như du lịch, điện - điện tử, đóng tàu... Còn lại, các địa phương, các trường phải tranh thủ sự hỗ trợ từ chính các doanh nghiệp, nơi tuyển dụng lao động.

* Theo phản ảnh từ người học, có nhiều cơ sở tuyển dụng lao động đã không chấp nhận bằng tốt nghiệp trung học nghề (công nhận tương đương với bằng tốt nghiệp THPT). Ý kiến của ông về việc này?

- Điều này là phi lý. Vì theo luật, bằng tốt nghiệp trung học nghề có thể sử dụng như bằng tốt nghiệp THPT trong việc đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ. Cách làm của các nhà tuyển dụng như trên nếu không được thay đổi sẽ là ngăn trở lớn cho việc phân luồng HS phổ thông.

* Một hướng đi cho các trường TCCN là đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ. Với mô hình này, HS không phải lo lắng về đầu ra và đó cũng là cách thu hút HS. Ông đánh giá như thế nào về cơ hội này của các trường TCCN?

- Trường TCCN có cơ hội hơn trong việc đào tạo theo địa chỉ. Nhưng thực tế nhiều trường không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là hướng đi mà các trường TCCN sẽ phải nghĩ đến trong thời gian tới.
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:24 am

Lệ phí tuyển sinh 2008 không thay đổi
Ngày 9-3, Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT đã thống nhất giữ nguyên mức thu và hình thức thu lệ phí tuyển sinh như năm 2007.

Theo đó, lệ phí đăng ký dự thi (ĐKDT) là 40.000 đồng/hồ sơ, lệ phí dự thi là 20.000 đồng/thí sinh (TS), lệ phí thi môn năng khiếu là 80.000 đồng/TS/môn thi. TS nộp lệ phí ĐKDT cùng với hồ sơ ĐKDT tại các điểm thu nhận hồ sơ và nộp lệ phí dự thi trước ngày thi tại HĐTS của các trường TS dự thi.

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính, Bộ GD-ĐT, sau khi kỳ thi diễn ra, căn cứ vào chi phí thực tế của các trường cho việc tuyển sinh, hai bộ sẽ có đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho những trường phải "bù lỗ" nhiều trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh

* Theo Vụ ĐH&SĐH, Bộ GD-ĐT, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008 sẽ phát hành vào trung tuần tháng ba trên toàn quốc, cung cấp cho TS thông tin chi tiết về tuyển sinh của 398 trường (năm 2007 là 311 trường). Trong số này có 95 trường không tổ chức thi (tăng 24 trường so với năm 2007).
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:29 am

Học lịch sử thế nào để thi tốt?
Khi học lịch sử, các em không có điều kiện để trực tiếp quan sát các sự kiện, nhân vật lịch sử. Vì vậy khi học môn này rất cần khả năng tư duy độc lập, khả năng hình dung. Vì thế khi học các em nên suy nghĩ để tập trung vào những kiến thức cơ bản.

Đó là những nhân vật, sự kiện, khái niệm, qui luật và bài học lịch sử mà thiếu nó thì chúng ta không thể tái hiện được một giai đoạn lịch sử.
Tạo cách nhớ cho mình
Một số thủ thuật ghi nhớ là các em có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỷ niệm quan trọng của mình để làm mốc ghi nhớ sự kiện lịch sử. Cũng có thể lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch sử dân tộc và ngược lại. Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên một địa phương… và suy nghĩ sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình.

Sau khi đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống, khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa, xem trong chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai đoạn lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó. Công đoạn này có rất có ý nghĩa, nó giúp các em nắm một cách bao quát những nội dung và giai đoạn lịch sử, tránh được việc lẫn lộn các giai đoạn và sự kiện lịch sử với nhau.

Ngoài ra, trong quá trình học các em có thể tự mình lập ra các bảng, biểu, sơ đồ... để ghi nhớ được tốt hơn. Trong quá trình học tập nếu thấy có một số khái niệm thuật ngữ chưa hiểu thì phải tra từ điển hay hỏi ngay thầy cô giáo để hiểu sâu hơn những vấn đề lịch sử.

Việc ghi nhớ (học thuộc) kiến thức lịch sử nói trên mới giúp các em trả lời được các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào? Diễn ra như thế nào? (để biết). Còn để nhận thức được bản chất các sự kiện lịch sử (hiểu) thì các em còn phải suy nghĩ để trả lời một câu hỏi nữa: Tại sao? Điều này thật khó nhưng nếu các em chủ động suy nghĩ thì sẽ nhớ rất lâu.
Phải nắm kiến thức khái quát
Đề thi trong nhiều năm qua vẫn bám sát chương trình và sách giáo khoa, thường trong một đề thi gồm bốn câu, có một câu hỏi khó để phân hóa học sinh. Với loại câu hỏi này thí sinh phải nắm kiến thức một cách khái quát, tổng hợp thì mới làm tốt được.

Cần đọc kỹ đề, dành 10-15 phút để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Viết đề cương và ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe lên trong đầu để khỏi quên. Nên phân bố thời gian cho các câu một cách hợp lý, có thể ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào đề cương để nhắc nhở cho khỏi quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm trước. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài không cần thiết, nên đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian. Viết nhanh nhưng cố gắng viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp.
Môn này tôi chế dữ nhất nè
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:30 am

Thi vào trường quân đội, công an ra sao?
Các trường quân đội tuyển sinh hệ quân sự và dân sự. Các trường công an sử dụng mẫu hồ sơ dự thi riêng.
Đó là những điểm mà thí sinh (TS) dự định dự thi vào các trường khối quân đội, công an cần lưu ý trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Năm 2008, khối trường quân đội có 16 trường ĐH và một trường CĐ tổ chức tuyển sinh với 4.500 - 5.500 chỉ tiêu. Trong đó, hệ đào tạo trong quân đội tuyển 3.500 - 4.000 chỉ tiêu và hệ dân sự 1.000 - 1.500 chỉ tiêu. Các trường quân đội sẽ thi tuyển ĐH bằng đề thi và lịch thi chung của Bộ GD-ĐT nhưng xét tuyển theo qui trình riêng.

Trường quân đội: yêu cầu cao hơn

Đại tá Lê Anh Tuấn, trưởng ban thư ký tuyển sinh Bộ Quốc phòng, cho biết trong kỳ tuyển sinh năm nay, yêu cầu về sức khỏe được đặt ra cao hơn những năm trước. Một số trường đào tạo chỉ huy yêu cầu TS phải cao từ 1,65m trở lên. Khi TS đã trúng tuyển, các trường vẫn tổ chức kiểm tra lại sức khỏe tại các bệnh viện của quân đội. Đối với hệ tuyển sinh trong quân đội, việc xét tuyển sẽ được thực hiện ở cấp trung đoàn. Riêng hệ dân sự, ban tuyển sinh của cấp quận, huyện đội sẽ trực tiếp thực hiện sơ tuyển từ ngày 10-3 đến 15-4-2008.

Các trường quân đội đều tuyển sinh trong cả nước, trừ Trường Sĩ quan lục quân 1 chỉ tuyển TS từ tỉnh Quảng Bình trở ra, Trường Sĩ quan lục quân 2 chỉ tuyển TS từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức các điểm thi tại hai khu vực: khu vực 1 thi ở phía Bắc dành cho TS địa bàn từ tỉnh Quảng Bình trở ra, khu vực 2 thi ở phía Nam dành cho TS địa bàn từ tỉnh Quảng Trị trở vào.

Năm 2008 có bốn học viện, trường đào tạo hệ dân sự. Trong đó, hệ dân sự Học viện Quân y tuyển 120 chỉ tiêu các ngành bác sĩ đa khoa (khối A, B) và dược sĩ (khối A, B). Học viện Khoa học quân sự tuyển 195 chỉ tiêu với 95 chỉ tiêu dành đào tạo cho quân đội và 100 chỉ tiêu đào tạo hệ dân sự. Trường Sĩ quan công binh tuyển tổng chỉ tiêu là 290 với 150 chỉ tiêu hệ dân sự các ngành cầu đường bộ và máy xây dựng.

Trường ĐH Văn hóa - nghệ thuật khối quân đội tuyển 60 chỉ tiêu đào tạo ĐH hệ dân sự các chuyên ngành nghệ thuật chuyên nghiệp: thanh nhạc, biên đạo, huấn luyện múa, sáng tác, chỉ huy âm nhạc, nhạc cụ. Đối tượng tuyển sinh là những học sinh đã tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trung cấp nghệ thuật chuyên nghiệp đúng chuyên ngành dự thi. Trường tuyển sinh trên cả nước, thi khối N. Hệ đào tạo dân sự sẽ áp dụng theo qui chế tuyển sinh và đào tạo ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT.

Đối với hệ đào tạo quân sự, đối tượng tuyển sinh bao gồm: nam quân nhân tại ngũ có từ sáu tháng tuổi quân trở lên (tính đến hết tháng 7-2007), số lượng đăng ký dự thi theo chỉ tiêu đã phân cho các đơn vị, nam thanh niên ngoài quân đội với số lượng đăng ký dự thi không hạn chế. Yêu cầu về tuổi: đối với TS ngoài quân đội tuổi 17-21, quân nhân tại ngũ và xuất ngũ tuổi 18-23 (tính đến hết tháng 7-2007). Tất cả học viên phải ở nội trú. TS có nguyện vọng dự thi vào hệ đào tạo cán bộ quân đội của các trường, học viện khối quân đội liên hệ trực tiếp với ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã, nơi TS có hộ khẩu thường trú để tìm hiểu chi tiết về điều kiện, thủ tục đăng ký dự thi.

ĐH Phòng cháy chữa cháy tuyển hệ dân sự
Theo TS Trần Tuấn Bình - cục phó Cục Đào tạo Bộ Công an, điểm mới trong tuyển sinh hệ chính qui các trường ĐH, CĐ khối công an là ĐH Phòng cháy chữa cháy sẽ tuyển sinh thêm hệ dân sự, đào tạo kỹ sư phòng cháy chữa cháy. Bộ Công an có năm cơ sở đào tạo bậc ĐH. Trong đó ĐH Phòng cháy chữa cháy tuyển sinh trong cả nước, bốn trường còn lại tuyển sinh theo từng khu vực.

Giới hạn khu vực tuyển sinh của các trường sẽ từ tỉnh Quảng Trị. Hai học viện Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân chỉ tuyển sinh TS có hộ khẩu thường trú từ Quảng Bình trở ra. Riêng các ngành tin học, tiếng Anh, tiếng Trung của Học viện An ninh nhân dân tuyển sinh trong cả nước, TS ở khu vực phía Nam sẽ dự thi tại ĐH An ninh nhân dân TP.HCM. Hai trường ĐH An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân tại TP.HCM chỉ tuyển sinh TS từ Quảng Trị trở vào. Trường Cảnh sát vũ trang đào tạo hệ trung học, xét tuyển bằng kết quả dự thi ĐH.

Qui định về sơ tuyển vào các trường khối công an như sau: sơ tuyển sức khỏe và xác minh hồ sơ lý lịch, yêu cầu TS phải có học lực ở bậc THPT xếp loại từ trung bình trở lên. Các trường công an cũng có qui định riêng về tuổi của TS dự thi: đối với cán bộ trong ngành tuổi không quá 28, là chiến sĩ nghĩa vụ công an tuổi không quá 24, tốt nghiệp THPT hoặc tương đương tuổi không quá 20, riêng TS thuộc KV1 - vùng cao, KV1 - vùng sâu tuổi không quá 22.

TS dự thi vào các trường ĐH công an nếu không trúng tuyển có thể được xét tuyển vào đào tạo hệ trung học nếu có nguyện vọng đăng ký trong hồ sơ đăng ký dự thi. Các học viện, trường ĐH sẽ công bố điểm chuẩn riêng cho hệ trung học. Hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu riêng của ngành công an được cung cấp tại công an các quận huyện, không sử dụng mẫu hồ sơ của Bộ GD-ĐT. Hạn chót để kết thúc khâu sơ tuyển là 31-3.
Về Đầu Trang Go down
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Buon
Vật Nuôi : Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 ClockFri Mar 21, 2008 9:32 am

Công bố chỉ tiêu tuyển sinh các trường ĐH, CĐ 2008
Chiều 16-3, Bộ GD-ĐT đã phát hành quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH và CĐ năm 2008

Như vậy chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đã chính thức được công bố (95 trường tổ chức xét tuyển, bốn trường thi theo đề riêng: Học viện Âm nhạc quốc gia VN, Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp, Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, Nhạc viện TP.HCM).

Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh các trường ĐH, CĐ toàn quốc trong các số báo tiếp theo.

Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2008 tại Hà Nội
Gần 10.000 lượt người tham dự Khoảng bốn tiếng đồng hồ dường như quá ít trước gần 10.000 lượt phụ huynh, học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2008 tại Hà Nội hôm qua 16-3.
Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là lần đầu tiên ngày hội được tổ chức tại Hà Nội và ngoài những thí sinh ở nội thành Hà Nội, có rất nhiều thí sinh đến từ ngoại thành và các huyện của tỉnh Hà Tây vốn không đủ điều kiện để tìm hiểu những thông tin liên quan đến một trong những kỳ thi quan trọng diễn ra vào mùa hè tới.

Phát biểu tại lễ khai mạc, tiến sĩ Nguyễn An Ninh, cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), khẳng định ngày hội là nơi trang bị đầy đủ thông tin cần thiết cho học sinh Hà Nội và các tỉnh phía Bắc trước kỳ thi tuyển sinh đại
Bốn điểm mới
Ông Ngô Kim Khôi, vụ phó Vụ ĐH và sau ĐH (Bộ GD-ĐT), mở đầu phần tư vấn với thông báo quan trọng rằng trong ngày 16-3 Bộ GD-ĐT chính thức phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2008.

Đặc biệt, ông Khôi nhấn mạnh đến bốn điểm mới trong kỳ thi tới. Thứ nhất, khối D sẽ bổ sung hai môn ngoại ngữ mới là tiếng Đức, tiếng Nhật (các môn ngoại ngữ hiện tại gồm Anh, Pháp, Nga, Trung) và đều được thi trắc nghiệm. Thứ hai, năm nay Bộ GD-ĐT sẽ ra đề thi cho các trường cao đẳng có tổ chức thi trắc nghiệm và tự luận (trừ môn năng khiếu) thay vì chỉ ra đề thi bốn môn trắc nghiệm như kỳ thi năm ngoái. Thứ ba, kết quả thi cao đẳng theo đề thi chung được dùng để xét tuyển vào các trường cao đẳng khác có cùng khối thi. Thứ tư, cấu trúc đề thi sẽ có hai phần gồm phần thi chung cho tất cả thí sinh và phần thi riêng theo chương trình trung học phân ban thí điểm và không phân ban. Nếu thí sinh nào làm cả hai phần thi riêng thì bài làm bị coi là phạm qui, chỉ chấm phần thi chung.

Ngoài những điểm mới này, một điểm cũ rất quan trọng được ông Khôi thông báo là lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí dự thi, lệ phí xét tuyển nguyện vọng không "leo thang" theo tình hình giá cả hiện nay mà vẫn giữ nguyên như kỳ thi năm ngoái.

Trắc nghiệm có chính xác?

Dù kỳ thi tuyển sinh tới không phải là lần đầu tiên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm nhưng rất nhiều thí sinh thẳng thắn chất vấn các thành viên trong ban tư vấn về sự công bằng, tính chính xác của loại hình thi này. TS Trần Văn Kiên - cục phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - khẳng định: "Các em yên tâm là chấm bài thi trắc nghiệm rất chặt chẽ, khách quan, chính xác. Những bài thi đang làm có hiện tượng máy hỏng, máy dừng lại thì qui chế cũng ghi rất kỹ cách xử lý. Các em yên tâm là không có can thiệp bất cứ điều gì từ ngoài".

Trong khi đó, ông Ngô Kim Khôi dẫn qui chế để khẳng định cán bộ chấm thi không tự động làm tròn điểm bài thi mà do máy tính làm tròn. Nếu tổng điểm dưới 0,5 thì sẽ được làm tròn thành 0,5 điểm, tổng điểm ba môn cũng sẽ được làm tròn một lần.

TS Trần Văn Kiên nhấn mạnh: "Các em đừng bao giờ nghĩ đến việc mang tài liệu trợ giúp vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau". Ông Kiên đưa ra lời khuyên rằng gần sát ngày thi cần rà soát chương trình môn học đã ôn tập, xem kỹ hơn đối với những nội dung khó, nhớ lại những chi tiết cốt lõi.
Chia sẻ để bớt áp lực
Trọn một ngày tham gia tư vấn cho các thí sinh, chị Trịnh Bích Liên, chuyên viên tư vấn của Trung tâm tư vấn Linh Tâm, nói với Tuổi Trẻ rằng không thể ngờ hai gian tư vấn sức khỏe - tâm lý lại "đắt hàng" đến vậy.

Ngay tại gian hàng của Hapacol (Công ty Dược Hậu Giang), các thành viên đã trở thành chuyên gia tư vấn bất đắc dĩ, khi có nhiều thí sinh đến hỏi làm thế nào để chữa trị đau đầu trong mùa thi. Còn tại gian hàng của Ngân hàng ACB, các thông tin về vay vốn du học cũng được nhiều thí sinh quan tâm.

Ngoài nội dung chính là tư vấn, hướng nghiệp cho thí sinh, ngày hội còn trao nhiều suất học bổng và giới thiệu chương trình 1.500 học bổng Tiếp sức đến trường trị giá gần 4,5 tỉ đồng. Song song đó, chương trình có sự góp mặt các gian hàng của gần 50 trường ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, du học và có khu vực thi thử trắc nghiệm, khu vực bầu chọn cho ba di sản thiên nhiên của VN là vịnh Hạ Long, Phanxipăng, Phong Nha - Kẻ Bàng.

Chương trình được Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hà Nội, báo Tuổi Trẻ phối hợp thực hiện và được tài trợ bởi Ngân hàng ACB, Công ty Dược Hậu Giang cùng ba đơn vị tài trợ phụ là Công ty Viễn thông Sài Gòn, Công ty vận tải Mai Linh, Công ty TNHH Tân Hiệp Phát. Đường truyền Internet tốc độ cao phục vụ ngày hội do Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) tài trợ.

Chưa hết, xen kẽ với các nội dung tư vấn, các thí sinh Hà Nội, Hà Tây đã có những phút thoải mái và vui nhộn khi giao lưu cùng ca sĩ Hoàng Hải, Lưu Hương Giang, bốn chàng trai của ban nhạc AC & M và đặc biệt là... MC Diệp Chi. Diệp Chi cũng là người được xin chữ ký nhiều nhất trong ngày hội.

Vượt chặng đường 30km từ ngoại thành Hà Nội đến với ngày hội tư vấn tuyển sinh, học sinh từ các trường THPT ở các huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn... rất háo hức. Có nhiều em phải dậy từ 4g để bắt xe buýt ra trường, kịp giờ ôtô của ban tổ chức đến đón.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008   Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008 Clock

Về Đầu Trang Go down
 
Những điều cần bít về tuyể sinh ĐH-CĐ 2008
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngày hội tư vấn tuyển sinh: tiếp tục những câu hỏi nóng
» Nữ sinh lớp 7 thắt cổ tự vẫn
» Những màn thổi nến sinh nhật có một không hai
» 4 tháng 1 (ngày sinh của 1 số nhà bác học)
» Máy bay sử dụng nhiên liệu sinh học đầu tiên trên thế giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: {--} Hoạt động của lớp {--} :: Thành Viên 12 a5-
Chuyển đến