Đây là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại của giới game thủ cũng như nền công nghiệp game hiện nay. Nhưng xem ra ít ai nghĩ đến nên hôm nay tôi xin lạm bàn một chút về việc này.
Lâu nay giới game thủ chúng ta luôn tồn tại trong xã hội với tình trạng độc lập, tức là những người chơi game mới hiểu được game và thu mình co cụm lại trước những phần khác của xã hội. Chúng ta làm chỉ có chúng ta hiểu được chứ rất ít những người ngòai giới hiểu và ủng hộ chúng ta. Điều đó khiến cộng đồng game thủ bị tách biệt với xã hội.
Ngay thời điểm hiện tại sự phát triển rầm rộ của game online tuy đã giúp giới game thủ tiếp cận gần hơn và mở cửa hơn với phần còn lại của xã hội nhưng bức tường ngăn cách bao quanh cộng đồng game thủ vẫn chưa thực sự sập xuống. Và tôi xin nêu một số biểu hiện của xã hội đối với game thủ cho thấy tuy đã quan tâm nhưng xã hội chưa thực sự đón nhận nền công nghiệp game.
Các game bắn súng thường gây ác cảm về bạo lực
-
Đầu tiên là về mặt nhận thức, mọi người vẫn chưa có một cách nhìn đúng và chính xác về game và game thủ. Quan niệm “trò chơi điện tử chỉ là trò cho bọn con nít bấm” vẫn còn tồn tại khá rộng rãi. Chính vì quan niệm sai lệch căn bản này đã khiến nhiều người bị lung lạc bởi các bài báo với quan niệm tương tự do những người cũng thiếu hiểu biết về game viết ra. Đơn cử với ví dụ gần đây nhất là một số bài báo nhận xét về các game bạo lực sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ em đã lôi kéo được một số lượng người hưởng ứng và đòi bài trừ những game hành động – bắn súng.
.
Sẽ không có gì ầm ĩ nếu người viết và người xem những bài báo đó có nhận thức căn bản về game. Đó là game có một hệ thống phân cấp hẳn hoi dành cho nhiều độ tuổi nhất định, người ta cứ bám quan niệm sai là cứ cho rằng game chỉ cho con nít mà quên rằng những game bị đưa ra phản ánh kia đều dành cho lứa tuổi 16+ hoặc Mature. Một quan niệm sai khác từ phía những người dân không thuộc giới chơi game là “game là vô bổ và tốn tiền”. Ai cũng biết nền công nghiệp game là một cái cây cho trái vàng và đặc biệt là rất nhiều trái, báo cáo doang thu hàng năm của nền công nghiệp game ở Mỹ luôn ở tình trạng bằng hoặc vượt các ngành giải trí đắt giá khác như điện ảnh, ca nhạc.
Các game đề tài chiến tranh lịch sử thường dễ bị hiểu lầm
-
Một khó khăn nữa đến từ các nhà quản lý. Các ngành chức năng quản lý hiện tại đều có phản ứng khá mạnh mỗi khi có phản ánh “game bạo lực đe dọa giới trẻ” và họ chỉ biết mỗi việc là càn quét và cấm đóan. Công việc của các cơ quan quản lý lẽ ra là đưa ra những khuôn khổ qui định, những chế tài bắt buộc người chơi và nhà cung cấp tuân theo để dẫn đến một xã hội chơi game trong an toàn. Một thành công của các nhà quản lý tại Việt Nam là qui định giờ chơi cho game online. Điều này rất đáng hoan nghênh nhưng một chế tài khác còn quan trọng hơn mà còn đang thiếu, đó là qui định bắt buộc chơi game đúng tuổi.
.
Thực sự nếu qui định này được đưa ra và thực hiện nghiêm chỉnh như qui định giới hạn giờ chơi thì sẽ có tác động rất tích cực cho việc phát triển nền công nghiệp game và góp phần không nhỏ cho ngân sách từ tiền thuế. Một điều nữa là cơ quan quản lý về game là VHTT lại chưa hình thành một bộ phận chuyên trách đển quản lý chuyên môn về về game. Muốn quản lý một nền công nghiệp game trù phú thì không thể thiếu một đội ngũ chuyên trách có kiến thức vững chắc về thế giới game để có thể kiểm sóat chặt chẽ họat động cũng như hoa lợi từ nền công nghiệp game đầy tiềm năng. Một khó khăn khác là tư duy lạc hậu về những game mang tính lịch sử, nói rằng “game chỉ là game, nên đừng quan tâm làm gì” thì không đúng và “game này liên quan đến lịch sử Việt Nam, cấm tiệt” cũng sai nốt. Game là một phương tiện truyền thông mang thông tin, nhất là các game lịch sử mang thông tin về lịch sử đến với người chơi như một bài học thú vị và sinh động bằng cách chính bản thân tham gia vào sự kiện đó. Chỉ cần game truyền tải đúng sự thật lịch sử thì không có gì phải cấm đóan cả.
Battlefield Vietnam, một tựa game gây tranh cãi ở Việt Nam
-
Khó khăn cuối cùng đến từ chính những game thủ chúng ta. Người ta nói “con sâu làm rầu nồi canh” chính trong tình hình xã hội đang nhìn giới game thủ với một ánh mắt nghiêm khắc thì trong chúng ta lại có những “con sâu” khiến xã hội ngày càng có ác cảm với giới chơi game. Có thể đơn cử như việc chơi game “marathon” rồi gục chết, báo chí xông vào và thế là game trở thành tội phạm giết người. Chơi game và cá độ cờ bạc bằng tiền, công an bắt, thế là xã hội nhìn game thành công cụ đánh bạc. Chơi game bất hòa tìm nhau thanh tóan, máu đổ đầu rơi, thế là xã hội thấy game là nguồn cơn của tội ác. Chơi game không biết ngừng nghỉ buông trôi mọi thứ trong cuộc sống, khi bừng tỉnh thấy mình mất hết tất cả thế là lên báo đài loan truyền “vì game mà tôi chẳng còn gì”.
.
Tôi là game thủ bắn súng nên tôi xin bình luận bằng một câu danh ngôn mà tôi từng đọc (có lẽ không chính xác lắm vì đã lâu rồi) “Guns don’t kill people, people kill people”, tất cả những lỗi trên không xuất phát từ game, nó xuất phát từ chính con người cũng như một khẩu súng, bản thân nó không xấu, nó xấu hay tốt là do người chủ của nó. Một điều nữa là do sự bùng nổ và lan rộng của các game online mang về một làn sóng game thủ mới gia nhập giới game với một số lượng khủng khiếp. Nhưng rất ít trong đó có đủ chất lượng tối thiểu mà 1 game thủ cần phải có, hầu hết chỉ biết chơi rồi nghỉ chứ không hề có một kiến thức tổng quát nào về game cả.
Tham gia các giải đấu game chuyên nghiệp luôn là mơ ước của các game thủ
-
Rõ ràng chúng ta có thể thấy xã hội Việt Nam chưa hòan tòan sẵn sàng đón nhận một nền công nghiệp game hiện đại. Do đó bản thân game thủ chúng ta phải tự nhìn lại mình và cho xã hội thấy một cộng đồng game thủ vững mạnh, ngày càng chuyên nghiệp và nhất là lương thiện và trong sạch. Sau đó là sự hợp tác với các ngành quản lý để cố vấn và góp ý cho một mô hình quản lý và điều hành nền công nghiệp game đơn giản, chuyên nghiệp và hiệu quả. Hy vọng sẽ có một ngày những cuộc đấu game sẽ được tổ chức rộng rãi và thường xuyên như các show ca nhạc, các chuyên mục game sẽ xuất hiện trên hầu hết các tờ báo lớn và uy tín. Và cộng đồng game thủ có thể ngẩn cao đầu trước ánh mắt thán phục của xã hội.
Bạn đọc có thể gửi ý kiến của mình về chủ đề 'Xã hội Việt Nam có sẵn sàng đón nhận nền công nghiệp game chưa?