Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký

 

 Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ

Go down 
Tác giảThông điệp
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ Buon
Vật Nuôi : Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ   Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ ClockFri Mar 21, 2008 8:11 am

Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ Ba-ung-cu-vien-TT
Trong khi cuộc đua của các ứng cử viên TT Mỹ đang ở hồi gay cấn thì sự đua tranh giữa các cố vấn vận động bầu cử cũng không kém phần căng thẳng.


Các chuyên gia nhận định rất khó xác định sự khác nhau trong chính sách đối ngoại giữa ba ứng cử viên tổng thống Mỹ. Điều này cũng dễ hiểu bởi chính sách đối ngoại đóng vai trò không mấy quan trọng trong vận động tranh cử, cử tri Mỹ quan tâm nhiều đến chính sách đối nội, vì thế các ứng cử viên ít đề cập đến chủ đề này. Hiện tại các cuộc tranh luận chỉ gói gọn trong vấn đề xem xét liệu ứng cử viên nào đã chuẩn bị tốt về mặt tinh thần trong trường hợp có một cú điện thoại gọi đến Nhà Trắng lúc ba giờ sáng thông báo xảy ra một cuộc khủng hoảng trên phạm vi quốc tế.



Người ta có thể phân biệt được những khuynh hướng chính trị của đội ngũ cố vấn của các ứng cử viên trong nhiều vấn đề mang tính chiến lược, các cố vấn này đôi khi được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng nhằm tạo ra sự đối đầu ngang ngửa. Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000 đã tạo ra một tiền lệ thú vị. Ông George W. Bush che giấu sự thiếu kinh nghiệm của mình trong chính sách đối ngoại bằng cách nhấn mạnh khả năng lôi kéo đội ngũ nhân vật cố vấn tài giỏi vây quanh như Dick Cheney, Donald Rumsfeld, Richard Armitage hay Condoleezza Rice. Đây cũng là những người đóng vai trò quan trọng trong quyết định xâm lược Iraq năm 2003 của ông Bush.



Điều không mấy ngạc nhiên khi vây quanh bà Hillary là các cựu thành viên trong nhóm cố vấn của ông Clinton: cựu ngoại trưởng Madeleine Albright, cựu cố vấn an ninh quốc gia Sandy Berger và cựu đại sứ Richard Holbrooke. Những chính trị gia dày dạn kinh nghiệm này được ví như những “thực phẩm quý hiếm” trong đảng Dân chủ, đảng phái chịnh trị đang mất dần thời gian thời gian nắm quyền trong những năm gần đây. Bà Hillary đã tận dụng vai trò của chồng, biết cách thu hút nhân tài hơn đối thủ cùng đảng, Thượng nghị sĩ Barack Obama.



Đội ngũ cố vấn trong nhóm vận động của ông Barack Obama có sự góp mặt của không ít chính trị gia lỗi lạc dưới thời của Tổng thống Bill Clinton như hai cựu cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski, Anthony Lake hay các nhân vật mang khuynh hướng tiến bộ như Susan Rice, chuyên nghiên cứu về châu Phi.



Dường như ông Obama thiên về chủ trương tuyệt giao với những thói quen ở Washington và đưa ra những cách tiếp cận mới mẻ. Ông Obama còn được trợ giúp đắc lực của Robert Malley, nguyên là trợ lý đặc biệt của Tổng thống Bill Clinton về vấn đề quan hệ giữa Israel và thế giới Arập, thuận lợi cho các cuộc đối thoại với Phong trào Hồi giáo Hamas nhằm giải quyết cuộc xung đột dai dẳng giữa Palestine và Israel.



Hiện cuộc đấu tay đôi giữa hai ứng cử viên đảng Dân chủ Obama-Clinton chủ yếu tập trung vào chính sách đối ngoại, trong đó bà Hillary nhấn mạnh đến thế mạnh kinh nghiệm.

Cựu đệ nhất phu nhân của nước Mỹ được đánh giá có kinh nghiệm hơn trong các vấn đề quốc tế, trong khi gốc gác và tiểu sử của ông Obama giúp ông có được sự hiểu biết về thế giới. Ông Obama luôn tin vào trực cảm, coi điều đó có ý nghĩa đúng đắn hơn so với kinh nghiệm. Tổng thống George W. Bush cũng có chung lập luận như thế về trực cảm và thế giới đang phải chứng kiến kết quả không mấy thành công của những quyết định dựa trên trực cảm của ông.



Còn dưới trướng của ông John McCain, người ta có thể nhận ra những lão tướng từng làm việc cho Tổng thống Nixon, Reagan, Bush-cha và Bush-con. Nhóm vận động của Thượng nghị sĩ bang Arizona pha trộn giữa những đảng viên Cộng hoà truyền thống “thực dụng”, có lợi trong giải quyết các vấn đề quốc tế như ngoại trưởng Henry Kissinger- cha đẻ của của chính sách “détente” (hoà hoãn), tướng Brent Scowcroft và những người theo tư tưởng tân bảo thủ, từng gây áp lực để Mỹ tiến hành xâm lược Iraq, có lợi cho việc sử dụng sức mạnh quân sự phục vụ mục tiêu dân chủ hoá thế giới như cựu chiến binh Richard Armitage, tướng Alexander Haig. Ông McCain cũng đưa ra một chính sách đối ngoại tương lai có nhiều khác biệt so với chủ trương của đảng Cộng hoà liên quan đến các hồ sơ như vấn đề nhập cư, thay đổi khí hậu, đóng cửa nhà tù Guantanamo...



Vào tháng 11 tới, cho dù diễn ra cuộc đấu tay đôi McCain-Obama hay McCain-Clinton, các thách thức quốc tế sẽ quay trở lại thành chủ đề vận động tranh cử. Các vấn đề này sẽ đóng vai trò quyết định, khiến các cuộc tranh luận trở nên sôi nổi, tạo sự đối lập giữa hai quan điểm về thế giới. Khác với các đối thủ thuộc đảng Dân chủ luôn kêu gọi rút quân khỏi Iraq, ông McCain luôn trung thành với chủ trương tăng cường thêm quân đồn trú tại quốc gia vùng Vịnh này. Còn ông Obama nhấn mạnh đến đối thoại, trong đó có cả việc đối thoại với quốc gia vồn bị nước Mỹ coi là “những Nhà nước lưu manh”.

Theo Le Libération, Reuters
Về Đầu Trang Go down
 
Cuộc chạy đua giữa các cố vấn của ứng cử viên TT Mỹ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: {--} Thời sự trong ngày {--} :: Thời sự Thế Giới-
Chuyển đến