Ông Lý Quang Diệu là thủ tướng đầu tiên của Singapore, nhiệm kỳ từ 1959-1990
Nhật báo International Herald Tribune (IHT) 29/8 năm nay đã phỏng vấn cựu thủ tướng Singapore về những thách thức và cơ hội đối với tương lai đảo quốc này.
Ông Lý Quang Diệu: “Đó là một hòn đảo nhỏ nằm ở vị trí chiến lược cực nam châu Á kết nối các hải lộ ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng tôi phải tự bảo vệ. Phải xây dựng một quân đội, một hải quân, một không quân, các hệ thống cảnh giới sớm từ xa... Liệu chúng tôi có thể sống sót được không? Câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Trong 42 năm qua, chúng tôi đã sống sót đấy.
Thế còn 42 năm tới? Nếu không có luật pháp và trật tự quốc tế, cá lớn sẽ nuốt cá bé, cá bé sẽ nuốt tôm tép, chúng tôi sẽ không tồn tại nổi. Quân lực chúng tôi sẽ đứng vững được một cuộc tấn công và gây thiệt hại cho đối phương trong hai tuần hoặc ba tuần, còn nếu bị bao vây thì chịu thôi, sẽ chết đói. Thành ra, tùy nơi bối cảnh quốc tế có khẳng định rằng biên giới là tối thượng và còn có luật pháp để giải quyết. Không chỉ ở Hội đồng Bảo an LHQ. Hiện tại có hạm đội thứ bảy của Hoa Kỳ, có lợi ích của Nhật ở eo biển Malacca, sau này là Trung Quốc (TQ) và Ấn Độ, thành ra phải cân bằng...
IHT hỏi tiếp: Liệu TQ có tham vọng lâu dài ở châu Á có thể khiến phần còn lại của khu vực lo ngại?
Câu trả lời của ông Lý Quang Diệu rất “chính trị”: Đó chỉ là những hoài niệm dân gian. Thành ra câu hỏi cần đặt ra là: Loại quan hệ nào sẽ là cần thiết? Ngày nay TQ đứng trước một Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản rất tiên tiến và một Đông Nam Á cùng Ấn Độ khá phát triển. Đó là một thế giới khác thế giới ngày xưa khi chưa có tàu thủy hơi nước, máy bay và đất Mỹ chưa có người ở. Dự đoán của chúng tôi là thế hệ lãnh đạo tới ở TQ, trong 30 năm nữa, sẽ có đầu óc khác nay.
Do họ được giáo dục ở nước ngoài và hoàn toàn khác với ông cha họ. Họ đã từng đi ra nước ngoài như đi chợ và thông thạo tiếng Anh, sẽ biết rằng cho dù vào năm 2050 TQ có là nền kinh tế có tổng sản lượng nội địa/đầu người cao nhất, họ vẫn sẽ còn là bé tí và về mặt kỹ thuật vẫn còn ở xa phía sau.
Để đạt đến đó, họ phải có đầu óc thực tế - điều mà giới lãnh đạo hiện nay đang có. Để đạt đến ngày đó, họ phải trở nên giống chúng ta, nghĩa là phải có đầu óc rất tỉnh táo xem cái gì có thể, cái gì không. Họ phải biết rằng khống chế cả khu vực này là điều không thể được”.