Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký

 

 Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ?

Go down 
Tác giảThông điệp
cnttvip
Bost Sever
Bost Sever
cnttvip


Nam
Tổng số bài gửi : 466
Age : 34
Địa chỉ : [VTT-C5]No17
Đến từ bang : Wasington
Ước mơ sau này : Ông chủ ngành công nghiệp nặng
Tâm Trạng : Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ? Buon
Vật Nuôi : Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ? Rong
Registration date : 06/02/2008

Thông tin cá nhân kèm theo
Thông tin cá nhân kèm theo: Thành viên 12C5

Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ?   Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ? ClockThu Feb 14, 2008 1:44 am

- "Thế hệ trẻ chúng tôi khá phức tạp, có nhiều mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành động. Có nhiều hoài bão, mơ ước, nhưng năng lực còn hạn chế, mắc bệnh ngôi sao, ảo tưởng hơi nhiều. Nói chung, Việt Nam chưa thể trông mong gì vào thế hệ này cả. Những sự thay đổi sâu sắc và mạnh mẽ chắc phải đợi vào vài thế hệ sau".
Thế nào là một người sống lý tưởng? Thế hệ trẻ hiện nay đã đủ tin cậy để đất nước đặt niềm tin? Họ có lợi thế gì và sẽ phải đối mặt với những thách thức gì?...

Đầu Xuân, hãy nghe chia sẻ quan điểm từ những người trẻ tương đối thành công trong lĩnh vực của mình, bắt đầu từ một khái niệm đang được nhắc đến nhiều hiện nay, như một biểu tượng đáng phấn đấu của một thế hệ trẻ sống hợp thời đại: Công dân toàn cầu.


Lê Anh Tuấn, 29 tuổi, NCS Tiến sỹ tại Viện Công nghệ Tokyo, Nhật Bản - Giám đốc 1 công ty outsourse về CNTT tại Việt Nam: Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ!
Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ? Images10Thật lòng, tôi không thích thú lắm các cụm từ bóng bẩy mà giới truyền thông hay đặt ra. Khái niệm công dân toàn cầu cũng thế, chẳng để làm gì cả.
Nếu "công dân toàn cầu" được mặc định là những con người không bị bó buộc bởi các giới hạn môi trường, chủng tộc, quốc gia... thì nói thật, sao không bàn luôn đến "công dân vũ trụ" cho nó hoành tráng. Tầm này là tầm nào!

Tuy nhiên, nếu cụm từ này được "phát minh" để cố gắng định hình một tuýp người sống tích cực, phù hợp với thời đại toàn cầu hoá, kiểu như thế, thì tôi nghĩ, điều kiện cần trước hết phải là 1 công dân sống có ích cho xã hội, cả hiện tại và tương lai. Ngắn gọn, đơn giản thế thôi.

Xin miễn cho tôi cái việc định nghĩa thế nào là "sống có ích" vì điều này hơi thừa thãi và vô bổ. Hãy cứ sống tốt và có ích cho chính mình, cho người thân, bạn bè. Và, có 1 ước mơ đủ lớn. Như thế là lý tưởng rồi.

Nhân nói về lý tưởng, tôi thấy hơi buồn cười khi người ta cứ thích quy nạp và đánh giá thế hệ trẻ chúng tôi bằng những hình ảnh rất chi là tượng thanh, tượng hình, chắc là cho nó thi vị, ấn tượng. Lúc thì "Giới trẻ bây giờ quá thực dụng, chẳng còn lý tưởng như xưa". Lúc lại "Một thế hệ mới đầy năng động và khao khát bước tới". Tôi không nghĩ mọi thứ đơn giản thế.

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, tức là thế hệ mà tôi là một phần trong đó, là một thế hệ chuyển giao. Chúng tôi cách quá khứ chiến tranh không xa, đủ để vẫn còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của nó. Chúng tôi lớn lên trong thời bao cấp với nhiều khốn khó của một xã hội đang dò dẫm tìm đường đi. Chúng tôi trưởng thành trong giai đoạn hội nhập khá mạnh mẽ với đủ mọi mặt tốt xấu.

Thế nên, chúng tôi khá phức tạp, có nhiều mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành động. Có nhiều hoài bão, mơ ước, nhưng năng lực còn hạn chế, mắc bệnh ngôi sao, ảo tưởng hơi nhiều. Nói chung, Việt Nam chưa thể trông mong gì vào thế hệ này cả. Những sự thay đổi sâu sắc và mạnh mẽ chắc phải đợi vào vài thế hệ sau.

Phùng Tiến Công, 27 tuổi, Giám đốc Công ty InterMedia, chuyên về các dịch vụ trực tuyến: Thế hệ chúng tôi chưa có một lý tưởng chung thống nhất và rõ ràng.
Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ? Images11Tôi nghĩ Công dân toàn cầu (World citizen) là một công dân có những khả năng, kỹ năng để sống, học tập và làm việc vượt qua rào cản lãnh thổ và ngôn ngữ.

Mỗi người có một định nghĩa khác nhau về lý tưởng, nhưng với tôi, có thể tạm dịch từ chữ ideal trong tiếng Anh, là chuẩn mực của sự tốt đẹp, thường là về tinh thần.

Nhiều người so sánh lý tưởng của các thế hệ, nhưng tôi không thấy có sự mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tế, hay quá đi là thực dụng. Một người trẻ miệt mài kiếm tiền, đặt khát vọng làm giàu chân chính lên trước hết hoàn toàn có thể là một người sống có lý tưởng. Nhưng đúng là, hình như thế hệ chúng tôi chưa có một lý tưởng chung thống nhất và rõ ràng.

Tôi mong rằng, các bạn trẻ cùng thế hệ mình sẽ sống, học tập và làm việc hết sức mình để mang lại lợi ích tối đa cho bản thân, gia đình và xã hội, mà trước hết là giá trị kinh tế.

Dù không thể phủ nhận có một bộ phận người trẻ hiện nay sống không có mục đích và chỉ chú tâm vào các giá trị vật chất, nhưng tôi tin tưởng vào thế hệ mình. Chúng tôi may mắn. Chúng tôi được thừa hưởng. Chúng tôi được chăm sóc. Chúng tôi được tạo cơ hội và biết nắm bắt cơ hội.

Theo tôi, để phấn đấu thành một người trẻ tích cực, một công dân toàn cầu thì cần chú trọng rèn 3 kỹ năng:

1. Internet: Khi chưa có cơ hội làm việc, học tập "toàn cầu", thì Internet là công cụ vô cùng hữu ích để tham gia vào một môi trường "toàn cầu" vừa nhanh vừa tiết kiệm.

2. Tiếng Anh: Để tận dụng được các tài nguyên trên Internet, các cuốn sách và chương trình học bổ ích, cơ hội du học hoặc làm việc với các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, tiếng Anh là công cụ không thể thiếu.

3. Chuyên môn: Hai kỹ năng trên chỉ là 2 công cụ, cần nhưng chưa đủ. Chúng ta đều cần một chuyên môn, một tay nghề vững vàng để có thể nắm bắt các cơ hội đang ngày một nhiều lên.

Đặng Thiều Quang, 34 tuổi, kiến trúc sư, nhà văn: Sự kế thừa sẽ diễn ra tốt đẹp. Tương lai Việt Nam sẽ thay đổi mạnh mẽ.
Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ? Images12 Khái niệm công dân toàn cầu đã trở nên phổ biến, vì nó là một xu hướng thời đại, một thực tế khách quan. Sự phát triển mạnh mẽ và quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra không gì ngăn cản. Tôi có viết về điều này trong một cuốn sách mới đây, so sánh nó với một dòng sông miệt mài chảy ra biển. Nếu chúng ta bơi ngược dòng thì sẽ phí sức vô ích.


Vậy thì nhận thức về việc thế giới này đang vận động ra sao chính là điều đầu tiên cần làm. Từ đó chúng ta mới biết mình đang ở đâu, và sẽ trở nên thế nào. Sự lạc quan và kỳ vọng thái quá vào những cơ hội đang mở ra trong quá trình toàn cầu hoá sẽ khiến chúng ta chết đuối trong dòng thác lũ ấy. Hãy trông đợi vào chính mình trước đã, hãy tập bơi và bơi thật tốt. Khi đó cơ hội đến chúng ta mới có thể chớp lấy và tận dụng nó và sẵn sàng để trở thành một công dân toàn cầu.

Nếu phải định nghĩa thì một người là công dân toàn cầu khi anh ta có nhận thức toàn diện về thế giới hiện nay, ý thức được trách nhiệm cũng như cơ hội của mình trước mái nhà chung có tên là Trái Đất. Để có được tâm thế ấy cần đến lòng bao dung, sự cởi mở, vượt qua được những định kiến sai lệch, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sự kỳ thị sắc tộc... Đó là một chặng đường thật gian nan!

Vấn đề là thế hệ trẻ chúng ta không có những khát vọng lớn lao, không dám mơ ước lớn lao, chính điều này bó buộc chúng ta chứ không phải ai khác. Nếu có niềm tin và mơ ước, chúng ta có thể đến bất cứ nơi nào.

Tôi luôn tin tưởng vào nội lực của chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Chắc chắn họ sẽ thích ứng rất nhanh với hoàn cảnh và những thay đổi của thế giới. Nhìn vào những bạn trẻ trong nước cũng như những bạn trẻ đang du học khắp nơi trên thế giới, chúng ta có cơ sở để lạc quan như thế.

Sự kế thừa sẽ diễn ra tốt đẹp, trong tương lai đất nước Việt Nam chúng ta sẽ thay đổi mạnh mẽ. Chúng ta cần có niềm tin, đó chính là cơ sở sức mạnh của chúng ta để vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Tôi muốn nhắn đến tất cả các bạn trẻ rằng hãy tự tin vào chính mình, hãy mơ ước thật nhiều và không ngừng đấu tranh để giấc mơ đó trở thành hiện thực.

Người đăng bài :Đăng Khoa
Về Đầu Trang Go down
 
Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: {--} Diễn đàn công nghệ {--} :: Tin tức mạng-
Chuyển đến